Xét nghiệm mỡ máu: Cần xác định tỷ lệ cholesterol tốt lẫn xấu

Điều quan trọng không phải chỉ xét nghiệm hàm lượng cholesterol chung mà phải xác định tỷ lệ của cả cholesterol tốt lẫn xấu

Bị đái tháo đường có nên dùng thuốc hạ mỡ máu?

5 nguyên tắc ăn uống với bệnh mỡ máu cao

Những điều cần biết về rối loạn mỡ máu?

Ăn chay vẫn bị mắc bệnh mỡ máu!

Mỡ máu cao: Phòng càng sớm càng tốt

Cholesterol là thành phần quan trọng của tất cả các mô trong cơ thể. Cholesterol xấu (LDL) có thể khiến các mạch máu co thắt lại một cách nguy hiểm, và có thể dẫn tới chứng nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Hàm lượng cholesterol xấu nên được khống chế ở mức càng thấp càng tốt. Nếu không mắc các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch thì mức 160 mg cholesterol “xấu”/100ml máu hoặc thấp hơn là bình thường. Trong khi đó, cholesterol tốt (HDL) giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch bằng cách loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hàm lượng cholesterol tốt nên duy trì ở mức ít nhất 45mg/100ml máu.

Theo GS. Achim Weizel của DGFF, một trong những cách đơn giản để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt là thay đổi lối sống. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cholesterol tốt, vì vậy, GS. Achim Weizel khuyên nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu chưa luyện tập thường xuyên, hãy cố gắng tăng mức độ vận động lên dần dần.

Đặc biệt, ông Achim chia sẻ, kiểm soát chế độ dinh dưỡng của bản thân chính là cách ổn định nồng độ cholesterol trong máu. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến cả tỷ lệ cholesterol tốt lẫn xấu. Các chất béo bão hòa và chuyển hóa sẽ làm tăng cholesterol xấu. Do đó, hãy chuyển sang sử dụng các chất béo không bão hòa như dầu olive, dầu hạt cải cho việc nấu nướng và làm gia vị.

Nên ăn ít các chất béo từ động vật như thịt đỏ và bơ, hạn chế dùng đường, tinh bột và nên ăn nhiều rau củ, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại cá giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá trích cũng giúp cải thiện tỷ lệ cholesterol tốt trong máu.

Cân nặng ổn định cũng giúp kiểm soát cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt. Nếu bạn thừa cân hay béo phì, giảm cân cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ cholesterol xấu. Để thành công trong việc giảm cân, cần lựa chọn một kế hoạch mà dần dần kết hợp các thay đổi nhỏ vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để giảm cân có hiệu quả.

Đối với người khỏe mạnh, có lượng cholesterol bình thường, mỗi năm nên xét nghiệm cholesterol một hoặc hai lần. Những người khác nên đi xét nghiệm mỗi ba tháng để tầm soát cholesterol. Theo các bác sỹ, chỉ cần 6 - 8 tuần tăng cường tập thể dục là có thể tăng lượng cholesterol tốt và hạ lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Cholesterol là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể như: Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh, tạo kích thích tố giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể được dễ dàng, tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời…

Tuy nhiên, đôi khi cơ thể con người tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu mà cơ thể cần. Thêm vào đó, những thức ăn hằng ngày như thịt, xúc xích, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa,... đều có chứa cholesterol. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp